Cách mạng hòa bình Cách_mạng_bất_bạo_động

Cách mạng hòa bình hay đảo chính không đổ máu là một sự kiện thay đổi chế độ diễn ra không có bạo lực. Cách mạng hòa bình (A peaceful revolution) không sử dụng các lực lượng vũ trang. Nếu những người làm cách mạng hòa bình từ chối sử dụng vũ lực, nó được gọi là cách mạng bất bạo động (hay phi bạo lực). Nếu những người làm cách mạng sẵn sàng sử dụng vũ lực, nhưng những người trung thành với chính phủ đàm phán hoặc đầu hàng để không diễn ra tranh chấp bạo lực, đây được gọi là cách mạng không đổ máu. Tại Hawaii đã diễn ra cả hai loại cách mạng hòa bình này vào năm 1893 và 1954, những cuộc cách mạng hòa bình khác diễn ra như Cách mạng Không đổ máu năm 1688 tại Anh, Cách mạng Sức mạnh Nhân dân tại Philippin, và cách mạng hòa bình năm 1989 tại Đức.

Tuy nhiên, biện pháp “phản kháng phi bạo lực” như biểu tình đông người vẫn không loại trừ khả năng sử dụng các biện pháp bạo lực (quân sự) quyết liệt nhất nếu thấy cần thiết. Các nhà tổ chức các cuộc “cách mạng sắc màu” ở Gruzia, “cách mạng cam” ở Ucraina và Mùa xuân Ả Rập ở các nước Bắc Phi và Trung Đông... là các cơ quan tình báo của các nước phương Tây, các tổ chức phi chính phủ, các "quỹ tài trợ dân chủ", thậm chí cả các lực lượng đặc nhiệm từ bên ngoài có chức năng huấn luyện chiến thuật quân sự cho các lực lượng đối lập để nếu cần, các lực lượng đối lập có thể sử dụng chiến tranh để lật đổ chính phủ. Trên thực tế, nhiều cuộc chính biến ở Đông Âu, Trung Đông đã chuyển từ "phi bạo lực" ban đầu sang chiến tranh quy mô lớn (nội chiến Syria, nội chiến Ucraina, nội chiến Libya...)[5]